Biểu Hiện Bệnh Trên lá Hoa Phong Lan và Giải Pháp

Cập nhật: 03/04/2018

Chúng ta thường dễ nhận biết một số loại bệnh thường gặp ở lá cây Phong Lan thông qua những biến đổi về hình dạng, màu sắc hay những biểu hiện bất thường trên lá. Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản dễ nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng.

Các biểu hiện bệnh Trên lá Hoa Phong lan và giải pháp

1. Lá bị đốm: trên lá xuất hiện đốm tròn hoặc đốm nhạt màu không đều

  • Chỉ phần đầu lá bị nâu hoặc chết: sự tích tụ phân bón trong chậu có thể dẫn đến việc cây hấp thụ nhiều khoáng chất hơn so với mức cây có thể đối phó được. Để giảm bớt lượng dư thừa đó, cây sẽ đẩy tất cả các khoáng chất dư thừa vào cuối lá để loại bỏ chúng. Giảm phân bón nếu cây đang phát triển, nếu cây đang không hoạt động thì ngừng bón phân hoàn toàn. Có thể dùng dao sắc để cắt tỉa phần lá bị bệnh.

 

  • Lá đốm: một số loài lan thuộc nhóm Oncidium/ Odontoglossum rất dễ bị đốm lá. Bệnh càng phổ biến trong các tháng lạnh nhất trong năm. Để giảm bớt chỉ cần sử dụng nước ấm và cố giữ cho cây ở khu vực có nhiệt độ vừa phải, không để lá bị ướt qua đêm.

 

 

  • Lá hoặc bộ phận của cây có màu đỏ hoặc đỏ tím. Chỉ cần đảm bảo mức độ ánh sáng không quá cao để lá không bị cháy nắng

2. Lá có màu vàng

  • Các đốm lá bị vàng và trở thành màu nâu đen, khô. Khi lá bị phơi nắng trực tiếp trong thời gian ngắn chúng có thể bị nóng và cháy nắng. không để ánh  sáng mặt trời trực tiếp chạm vào bất kỳ mặt lá nào  trong khoảng thời gian từ 11h sáng dến 3h chiều. Có thể dùng màn, lướt che để khuếch đại ánh sáng. Những lá bị hỏng sẽ không khôi phục được.

 

 

  • Lá non màu vàng sau đó trở thành màu nâu hoặc đen và rụng: thông thường do sốc lạnh nhiệt độ hoặc nước rút có thể là nguyên nhân. Máy điều hòa không khí trực tiếp cũng có thể gây nên vấn đề này.
  • Lá non trở nên mềm mại hoặc mờ sau đó chuyển sang màu đen: thường xả ra với các họ phalaenopsis. Bất kỳ nước tích lũy trong khu vực lá đều dẫn đến vân đề này, cố gắng loại bỏ vùng bị ảnh hưởng và sử dụng thuốc diệt nấm để ngăn việc lây lan. Tránh trực tiếp phun sương, chỉ phun sương mù quanh khu vực để tăng độ ẩm.

 

3. Lá có vệt- bệnh do virut

  • Lá cây hoặc phần khác có vệ dài: sọc thường bắt dầu bằng những đường màu vàng và nhanh chóng trở nên đen. Điều này có thể do nấm vì vậy hãy sử dụng phương pháp điều trị nấm. Còn nếu không điều trị được thì có thể cây đã bị nhiễm virus.

 

=> Xem thêm phòng trị bệnh do virus gây ra ở lan

4. Lá bị méo mó biến dạng

  • Lá được gấp lại hoặc xếp lại: Các lá mới phát triển nếp gấp hoặc gấp lại. Vấn đề này có thể xảy ra do không đủ lượng nước để vào lá trong quá trình phát triển, nhiệt độ quá cao hoặc mất gốc.

Bài viết khác